Mẹ Maria than khóc
Mẹ Maria than khóc

Mẹ Maria than khóc

Mẹ Maria than khóc (tiếng Hungary: Ómagyar Mária-siralom) là một bài thơ cổ nhất từng được biết đến của Hungary. Bài thơ gốc từng được chuyển thể sang thành một bản thảo bằng chữ Latinh vào khoảng năm 1300. Bản thảo này gần giống với Halotti beszéd (Điếu văn tang lễ), là một văn bản rõ nghĩa đầu tiên được viết bằng tiếng Hungary từ năm 1192 đến 1195. Bản thảo bằng chữ Latinh được xem như một bản dịch hoặc là một sự tiếp nối của bài thơ gốc và được bắt đầu bằng những chữ Latinh như Planctus ante nescia, vốn rất phổ biến ở Châu Âu vào thời Trung Cổ. Nhân vật chính trong bài thơ là Đức Mẹ Maria và bối cảnh của bài thơ là Đức Mẹ than khóc khi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên Thập tự giá ở Đồi Can-vê. Bài thơ thuộc về thể loại thơ ca tôn giáo của Công giáo La Mã. Cách giải nghĩa của bài thơ vẫn là một chủ đề được đem ra bàn luận trong văn tự học Hungary. Trong đó, đặc biệt có một số từ và đoạn vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Pais Dezső, người phiên âm lại bài thơ gốc cũng phải dựa vào những bản dịch đã có từ trước đó.